Đăng ký thuế ban đầu tại Bình Dương là bước và vô cùng quan trọng sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh và nhận được Giấy phép kinh doanh (GPKD); con dấu từ Sở Kế Hoạch Đầu Tư (KHĐT). Với quy trình liên thông 1 cửa như hiện tại, Sở Kế Hoạch Đầu Tư Bình Dương là cơ quan cấp phép và Chi cục thuế là cơ quan hậu kiểm. Vì thế, bạn phải thực hiện việc nộp hồ sơ thuế ban đầu cho chi cục thuế quận/huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở.

Vậy hồ sơ Đăng ký thuế ban đầu tại Bình Dương bao gồm những loại hồ sơ, mẫu biểu gì? Thủ tục kê khai thuế ban đầu được thực hiện tại đâu? Hãy cùng dịch vụ kế toán Hùng Kim Hoa tìm hiểu qua bài viết sau, bạn nhé!

 Thủ tục khai thuế ban đầu tại Bình Dương bao gồm:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đăng ký Mã số thuế) bản sao y công chứng. (nếu DN có chi nhánh, cửa hàng trực thuộc thì phải kèm thêm bản photo công chứng ĐKKD).

2. Quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc hay Giám đốc. (Trường hợp GĐ là chủ tịch HĐTV thì bổ sung thêm biên bản họp HĐTV thay cho quyết định bổ nhiệm Giám đốc kèm Biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm ai làm Giám đốc/ Tổng giám đốc (trừ khi công ty bạn là công ty TNHH 1 Thành viên).

3. Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán do Giám đốc vừa được bổ nhiệm ký (thường là người đại diện đã bầu từ ban đầu), (nếu là Kế toán trưởng thì phải có chứng chỉ kế toán trưởng).

4. CMND bản sao y có công chứng của Giám đốc và Kế toán (mang theo bản chính của GĐ để đối chiếu).

5. Đăng ký hình thức kế toán, hình thức sử dụng hóa đơn, phương pháp đánh giá tồn kho.

6. Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ Khai Thue Ban Dau

7. Hợp đồng thuê hoặc mượn địa chỉ trụ sở Công ty

8. Sơ đồ từ Công ty đến Chi cục thuế (vẽ bằng tay)

9. Tờ khai thuế môn bài.

10. Biên bản làm việc ban đầu với doanh nghiệp theo mẫu(khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì Người đại diện sẽ đến Chi cục thuế tại nơi mà Doanh nghiệp bạn có trụ sở, nơi đây sẽ soạn biên bản làm việc ban đầu với bạn, bạn sẽ được giữ 1 bản, xem như xong bước đăng ký hồ sơ thuế ban đầu, bạn có thể tiến hành công việc kế toán bình thường). Đăng ký hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn. Khai Thue Ban Dau

11. Nếu là chi nhánh tại các tỉnh khác chuyển về thì bổ sung thêm :

– Quyết định thành lập chi nhánh.

– Quyết định bổ nhiệm trưởng chi nhánh.

– Bản sao có chứng thực Đăng ký kinh doanh của công ty mẹ .

– Giấy chứng nhận đăng ký thuế của công ty mẹ .(Bản photo công chứng )

– Phiếu chuyển quản lý thuế của Cục thuế (phiếu này bạn sẽ được Cục thuế gửi đến tận nhà trong vòng 5 đến 10 ngày sau khi nhận được Giấy phép đăng ký kinh doanh + Mã số thuế).

Sau khi chuẩn bị xong doanh nghiệp đến Chi cục thuế gặp bộ phận một cửa (trong phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế) để được hướng dẫn đăng ký thuế ban đầu, trình phiếu chuyển và yêu cầu hướng dẫn cho các bạn gặp người quản lý thuế thực tiếp của doanh nghiệp sau. Doanh nghiệp sẽ nộp và đợi họ đến doanh nghiệp làm việc. Khi làm việc lần đầu xong, doanh nghiệp sẽ được phép tạo hóa đơn GTGT (Hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in).

QUY ĐỊNH KÊ KHAI THUẾ BAN ĐẦU TẠI BÌNH DƯƠNG

1. Công văn đăng kí hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp (chuẩn bị 02 bản)
Nội dung công văn sẽ bao gồm: Hình thức kế toán, hình thức nhập xuất hàng hóa, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán, chế độ kế toán áp dụng, loại hóa đơn sử dụng.
2. Công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng (chuẩn bị 02 bản)
Theo luật định hiện tại, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC; nhưng đối với một số kế toán, khi học trên lý thuyết thì hệ thống tài khoản kế toán lại không theo thông tư 133 này. Cho nên, nếu muốn thuận tiện hơn cho công việc của mình, doanh nghiệp có thể làm công văn đăng kí chế độ kế toán áp dụng theo thông tư 200/2014/TT-BTC. Và doanh nghiệp phải cam kết sử dụng chế độ kế toán theo thông tư 200 bình ổn trong vòng 02 năm.
3. Đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định (chuẩn bị 02 bản)
Doanh nghiệp phải đăng kí phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo thông tư 45/2013/TT-BTC với cơ quan thuế quản lý. Các phương pháp trích khấu hao tài sản cố định phổ biến hiện nay là: khấu hao theo đường thẳng; khấu theo theo số dư giảm dần có điều chỉnh; khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm;…
4. Giấy ủy quyền (chuẩn bị 01 bản)
Nếu bạn không phải là đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hãy chuẩn bị 1 giấy ủy quyền khi tiến hành nộp hồ sơ đăng kí thuế ban đầu. Đa số các chi cục thuế tại TP.HCM mà chúng tôi tiến hành nộp hồ sơ sẽ không yêu cầu trình giấy ủy quyền này. Nhưng hãy chuẩn bị cho đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu  tại Bình Dương

1. Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế ban đầu sẽ là ngày cuối cùng của tháng ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp bắt đầu sản xuất kinh doanh ngay khi nhận GPKD. Hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên GPKD trong trường hợp doanh nghiệp nhận được GPKD nhưng chưa đi vào hoạt động.

2. Nhưng theo kinh nghiệm riêng của dịch vụ kế toán, hãy hoàn thiện ngay thủ tục kê khai thuế ban đầu với thời gian sớm nhất có thể vì đây là cũng là 1 trong các thủ tục đăng ký kinh doanh mà bạn cần hoàn thiện. Vì bạn còn rất nhiều việc phải làm để vận hành doanh nghiệp của mình.

Ghi chú :

Ngoài ra, sau khi Doanh nghiệp hoàn thành thủ tục đăng ký với Cơ quan thuế thì doanh nghiệp phải lập hệ thông thang bảng lương, đăng ký lao động gửi lên phòng lao động TBXH Huyện và làm hồ sơ đăng ký bảo hiểm ban đầu.

Gửi thông tin yêu cầu cho chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn cho Quý khách!

CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN DỊCH VỤ KẾ TOÁN BÌNH DƯƠNG 

Tư vấn Thuế Kế toán Hùng Kim Hoa

Đt (Zalo)0931.775.119 – 0918.547.579 (Mr Hùng)

Trụ sở: Số 8 đường số 8, Phường Chánh Nghĩa TP TDM Tỉnh Bình Dương.

Chi nhánh: số 16 Toà nhà Aroma, số N5, Lê Lai, P. Hòa Phú, TP.TDM, Bình Dương

DỊCH VỤ KẾ TOÁN BÌNH DƯƠNG HÂN HẠNH PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG!