
TUY NHIÊN: TÙY VÀO THỜI ĐIỂM THÀNH LẬP MÀ NGƯỜI NỘP THUẾ (bao gồm tổ chức, cá nhân kinh doanh) CÓ THỂ CÓ NHỮNG ƯU ĐÃI NỘP THUẾ NHƯ SAU:
Nếu doanh nghiệp cá nhân kinh doanh được cấp mã số doanh nghiệp, mã số thuế trong vòng 6 tháng đầu năm thì nộp thuế theo mức cả năm. Nếu thành lập vào 6 tháng cuối năm (từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 12) thì chỉ phải nộp 1 nửa số tiền của cả năm.
Cách kê khai thuế môn bài như thế nào?
– Cách kê khai đối với doanh nghiệp:
+ Chỉ kê khai thuế môn bài một lần khi mới đi vào hoạt động.
+ Đối với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Thời hạn kê khai chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đi vào sản xuất kinh doanh.
+ Đối với các doanh nghiệp mới thành lập nhưng chưa đi vào sản xuất kinh doanh. Thời hạn kê khai thuế môn bài chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được giấy đăng ký kinh doanh.
– Cách kê khai đối với cá nhân kinh doanh:
+ Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Thì không cần nộp tờ khai thuế môn bài. Thay vào đó sẽ nộp theo mức ấn định của Cơ quan thuế.
+ Đối với hoạt động cho thuê bất động sản thì cá nhân khai từng lần theo hợp đồng.
– Thời hạn nộp tiền thuế môn bài chậm nhất là 30/01 hàng năm.
Khi phát sinh thuế môn bài phải nộp. Khi nộp thuế môn bài vào Ngân sách Nhà nước. Kế toán hạch toán như thế nào?
Tài khoản hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Khi hạch toán thuế môn bài ta dùng các tài khoản sau:
+ Tài khoản 642 (6422).
+ Tài khoản 333 (3338).
+ Tài khoản 111, hoặc 112.
Cách hạch toán thuế môn bài chi tiết như sau:
– Khai kê khai thuế môn bài hàng năm phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 6422: Tiền thuế môn bài phải nộp.
Có TK 3338: Tiền thuế môn bài phải nộp.
– Khi nộp thuế môn bài vào Ngân sách Nhà nước.
Nợ TK 3338: Tiền thuế môn bài thực nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Có TK 111: Tiền thuế môn bài thực nộp Ngân sách Nhà nước (nếu nộp bằng tiền mặt).
Có TK 112: Tiền thuế môn bài thực nộp Ngân sách Nhà nước (nếu nộp bằng tiền gửi ngân hàng)
Trên đây là Cách hạch toán thuế môn bài theo thông tư 133.